Khuyến mãi Khuyến mãi
DANH MỤC SẢN PHẨM
10 tác dụng không ngờ và hướng dẫn cách pha trà hoa cúc cam thảo

10 tác dụng không ngờ và hướng dẫn cách pha trà hoa cúc cam thảo

Vũ Đình Trình
Th 5 13/07/2023

Trà hoa cúc không còn xa lạ với đa số mọi người. Tuy nhiên không nhiều người biết hết tác dụng thần kỳ của loại thức uống này. Hãy cùng Germany Snt tìm hiểu tất tần tật về trà hoa cúc, hiệu quả và cả các tác dụng phụ có thể xảy ra. Từ đó, sử dụng và hiểu cách pha trà hoa cúc cam thảo!

Cách pha trà hoa cúc cam thảo

1.Trà hoa cúc là gì?

Làm từ một loại thảo mộc với tên khoa học gọi là “Chrysanthemum” và tiếng anh là “Daisy” hay  “Chamomile”, thành phần chủ yếu của trà hoa cúc là hoa cúc phơi khô. Cả hai dòng chính, hoa cúc vàng “Chrysanthemum indicum” và hoa cúc trắng “Chrysanthemum morifolium” đều có thể được sử dụng với cách pha trà hoa cúc cam thảo.Tầng vị đầu tiên khi uống thứ nước này là đắng và có thể hơi cay đối với một số người không có thói quen uống trà. Tuy nhiên hậu vị của món trà này lại ngọt và đọng lại hương thơm trong miệng.

Trà hoa cúc cam thảo

Mang đến vô số lợi ích cho sức khoẻ nhưng chủ yếu trà có tác dụng thanh nhiệt, bổ hệ thần kinh, thanh nhiệt và giải độc.

Khi lựa chọn hoa cúc khô, bạn nên chọn các loại không có thuốc trừ sâu và hoá chất như hoa hữu cơ. Hoa còn nguyên bông để giữ vị tươi, hương thơm thoang thoảng. Nên tránh hoa ẩm mốc, để lâu hay quá nồng mùi. Các gói có màu thâm nghĩa là hoa để lâu. Tốt nhất nên chọn các thương hiệu uy tín, địa chỉ lâu đời để đảm bảo an toàn sức khỏe cũng như chất lượng.

10+ công dụng của trà hoa cúc đối với sức khỏe

  • Giảm cân, giảm đau đầu: 

Trong hoa cúc có Serotonin với khả năng giảm cảm giác thèm ăn và đói. Enzim này còn giúp cân bằng chất độc trong cơ thể, thải độc và đẩy nước dư thừa ra ngoài cơ thể từ đó giúp giảm cân nặng.

Ngoài ra, trà hoa cúc còn chứa nhiều hợp chất giúp xoa dịu hệ thần kinh trung ương, giảm căng thẳng và đỡ đau đầu.

Tác dụng giảm đau đầu

  • Cải thiện sức khỏe tim mạch và tăng cường miễn dịch

Ngoài Serotonin, trà hoa cúc còn chứa flavonoid - chất chống oxy hoá có năng lực làm giảm huyết áp và nồng độ cholesterol. Hỗ trợ điều trị chứng đau thắt ngực. Thậm chí làm dịu được cả những cơn đau ngực do bệnh động mạch vành.

Trong hoa cúc cũng mang nhiều thuộc tính kháng khuẩn, củng cố khả năng miễn dịch của cơ thể và thúc đẩy cơ thể sản xuất thêm các tế bào chống lại vi khuẩn gây bệnh.

  • Cải thiện thị lực

Uống trà hoa cúc giúp mắt dịu khi làm việc căng thẳng hoặc nhìn màn hình quá lâu nhờ các công dụng lên hệ thần kinh. Đọc sách lâu cũng có thể gây khô, đỏ mắt. Khi đó hãy làm một ngụm trà và loại thảo mộc này sẽ giúp bạn bảo vệ và chăm sóc cho cánh cửa dẫn đến thế giới bên trong tâm hồn bạn.

  • Làm dịu mẩn đỏ do nóng trong người

Mẩn đỏ xuất hiện do nhiệt độ hoặc nồng độ các chất gây nóng bên trong cơ thể cao hơn so với tiêu chuẩn. Trà hoa cúc cam thảo sẽ giúp bạn giảm nhiệt vô cùng tốt. Bởi cả hai loại thảo dược này đều có đặc tính hàn - giải nhiệt hiệu quả cho cơ thể.

  • Trị mất ngủ, hạ huyết áp

Theo các nghiên cứu khoa học, trà hoa cúc cam thảo - bởi khả năng ức chế căng thẳng thần kinh nên giúp bạn ngủ ngon hơn. Bởi trong hoa cúc có các chất giúp kháng lại vi khuẩn gây cảm cúm đồng thời làm giãn mạch máu, lượng mỡ trong máu cũng như hạ huyết áp. 

Tác dụng của trà hoa cúc cam thảo trị mất ngủ

  • Ngăn ngừa ung thư

Apigenin là một chất chống ung thư, chống lại các tế bào phát sinh quá tải ở vú, hệ tiêu hoá, da, tiền liệt tuyến và tử cung. Các nhà nghiên cứu chỉ ra trong hoa cúc có chứa hợp chất trên nên trà hoa cúc cam thảo có thể đẩy lùi tế bào ung thư, hỗ trợ các loại thuốc trị ung thư phát huy tác dụng như một lá chắn ngăn ung thư lan rộng.

  • Chữa đau bụng kinh

Như đã đề cập bên trên, hoa cúc giúp làm giảm co thắt cơ ở tử cung. Khi đến ngày “đèn đỏ” trong tháng, hãy chuẩn bị một túi trà hoa cúc cam thảo để làm dịu các cơn đau bụng một cách an toàn thay vì dùng các loại thuốc giảm đau.

  • Tiêu độc, nhuận gan

Hoa cúc đơn thuần không giúp nhuận gan mà cần kết hợp với một số loại thảo mộc khác. Bạn có thể chọn hoa bồ công anh hoặc kim ngân để tạo ra thức uống tiêu độc, nhuận gan. Nhờ thải độc trong gan bạn sẽ bớt mụn, mẩn ngứa dẫn đến ghẻ cũng như các chứng cấp tính về gan.

  • Hỗ trợ tiêu hóa

Trà hoa cúc cam thảo giúp làm giảm các rối loạn tiêu hoá, giúp nhuận tràng. Khi chướng bụng, đầy hơi hãy pha một cốc thảo mộc này để thấy được công dụng thần kỳ của nó.

  • Kiểm soát lượng đường trong máu

Không chỉ trà hoa cúc cam thảo chứa các chất có khả năng cân bằng hàm lượng đường trong máu. Mà khi chuyển từ các loại thức giải khát nhiều đường sang uống trà hoa cúc, bạn cũng vô tình giảm lượng đường nạp vào cơ thể. Trà hoa cúc có vị ngọt tự nhiên và vô cùng hợp với mật ong tạo ra thức uống thơm nhẹ. Từ đó giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tiểu đường.

Trà hoa cúc cam thảo kiểm soát lượng đường huyết

  • Giải nhiệt

Những ai bị mắc bệnh nóng trong hoặc dễ bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ bên ngoài do môi trường làm việc, môi trường sống bí bách chật hẹp thì đây là loại thức uống thảo mộc hoàn hảo.

  • Điều trị cảm lạnh

Dù hoa cúc có đặc tính hàn nhưng cam thảo chính là loại thảo dược điều trị cảm lạnh vô cùng tốt. Trà hoa cúc cam thảo giúp chống lại virut gây cảm rất tốt và khiến các vi khuẩn khó thâm nhập cơ thể.

  • Tốt cho da

Cảm ơn các hợp chất như fav và apigenin, hoa cúc giúp tái tạo các tế bào mới, thúc đẩy quá trình thu nhỏ lỗ chân lông và làm chậm quá trình lão hoá. Để tăng cường khả năng chống ô xy hoá bạn có thể kết hợp dùng trà hoa cúc cam thảo với nấm phục linh để làm sáng da và cải thiện sắc mặt.

3. Cách pha trà hoa cúc cùng đường phèn, mật ong 

Trước khi đến với cách pha trà hoa cúc cam thảo, hãy cùng tìm hiểu cơ bản cách pha trà hoa cúc.

 3.1 Nguyên liệu

5 - 7 bông cúc khô
1 viên đường phèn
Mật ong (tuỳ khẩu vị)
Nước

3.2 Cách pha trà

Bước 1: Đun sôi nước. Cho hoa vào ấm hoặc cốc.

Bước 2: Đổ một ít nước nóng vừa đun vào hoa cúc. Đợi 30 giây cho hoa nở, lắc nhẹ bình và đổ phần nước đấy đi.

Bước 3: Thêm đường và mật ong vào ấm hoặc cốc, khuấy đều cho tan.

Bước 4: Thưởng thức trà thảo mộc vừa pha!

Trà hoa cúc cam thảo

3.3 Lưu ý

Nhiệt độ lý tưởng để pha trà là khoảng 90 độ C. Nếu lạnh hơn hoa cúc có thể không toát ra đủ mùi hương vốn có. Và nếu quá nóng thì sẽ làm hỏng các đặc tính đang có cũng như dược tính của hoa cúc.

4. Pha trà hoa cúc với các nguyên liệu khác

Không để bị nhàm chán bởi cách pha cổ điển. Bạn có thể thêm các loại thảo dược khác để tăng hương vị cũng như dược tính. Có vô số các dược liệu bạn có thể thêm như: kỷ tử, táo đỏ, atiso,... và đặc biệt trà hoa cúc cam thảo được Germany Snt đặc biệt đề xuất. Dưới đây là một vài gợi ý cho bạn.

4.1 Trà hoa cúc táo đỏ

Nguyên liệu cần chuẩn bị: 5 - 7 bông cúc khô, đường phèn, 5 quả táo đỏ và nước.

Cách pha:

Bước 1: Đun sôi nước. Bỏ cúc và táo đỏ vào bình hoặc chén.

Bước 2: Đổ một ít nước vào bình để hãm trà và táo nở một chút rồi đổ phần nước này đi.

Bước 3: Thêm đường hoặc lá còn ngọt. Đậy nắp vào đợi khoảng 15 phút rồi thưởng thức

4.2 Trà hoa cúc kỷ tử

Nguyên liệu cần chuẩn bị: 10g trà hoa cúc, đường phèn hoặc mật ong, 10g kỷ tử và nước.

Cách pha:

Bước 1: Đun sôi nước. Bỏ cúc và kỷ tử vào bình hoặc chén.

Bước 2: Đổ một ít nước vào bình để hãm thảo dược rồi đổ phần nước này đi.

Bước 3: Thêm đường hoặc lá còn ngọt. Đậy nắp vào đợi khoảng 5 phút rồi thưởng thức

Trà hoa cúc kỷ tử

4.3 Cách pha trà hoa cúc cam thảo

Nguyên liệu cần chuẩn bị: 10g trà hoa cúc, đường phèn hoặc mật ong, 10g rễ cam thảo và nước.

Cách pha:

Bước 1: Đun sôi nước.

Bước 2: Bỏ hoa cúc và cam thảo vào đun cùng. Sau đó thêm cả đường phèn. Đun khoảng 5 phút rồi tắt bếp.

Bước 3: Đổ ra bình hoặc ly qua rây lọc để lọc bã.

Bước 4: Đợi nguội rồi uống hoăc thưởng thức nóng.

5.Thông tin thêm

5.1 Hướng dẫn cách uống trà hoa cúc đúng cách

Uống sau ăn: Thời điểm tốt nhất để sử dụng cách pha trà hoa cúc cam thảo là sau bữa ăn hoặc trước khi đi ngủ 30 phút. Bới các đặc tính của thảo dược không nên để tác dụng cùng lúc dạ dày đang tiêu hoá để tránh quá tải cho cơ thể. Tương tự các loại thảo mộc khác cũng nên dùng ở thời gian như vậy.

Uống trước khi ăn: Bạn cũng không nên nạp các loại thảo dược khi đang đói. Sau khi uống trà hãy nạp thức ăn vào cơ thể.

Uống sau khi tập thể dục hoặc vận động: Đây là cách bổ sung lượng nước vô cùng tốt, hơn nữa còn giúp làm dịu các cơ đang căng thẳng và đau mỏi.

Uống từ 1 đến 2 ly một ngày: Dù có nhiều công dụng nhưng không nên nạp quá nhiều chất trong một ngày để tránh tác dụng ngược. Hãy uống tối đa là 2 ly trà hoa cúc cam thảo trong một ngày.

Uống khi căng thẳng: Nhờ tác dụng giảm căng thẳng và ức chế an thần nhẹ. Bạn có thể chia 2 ly trà hoa cúc cam thảo thành nhiều phần nhỏ và uống một vài ngụm khi đau nhức đầu để cảm thấy thư giãn trong khi làm việc.

Trà hoa cúc kỷ tử

5.2 Một số tác dụng phụ

Dù có nhiều đặc tính tốt cho sức khoẻ nhưng nếu dùng quá nhiều thì trà hoa cúc nói chung hay trà hoa cúc cam thảo nói riêng cũng sẽ mang đến các tác dụng phụ không tốt. Để tránh lạm dung hoặc dùng quá nhiều, hãy cùng Germany Snt xem qua một số các triệu chứng khi dùng cách pha trà hoa cúc cam thảo sai cách.

  • Gây ra các triệu chứng dị ứng da

Một lưu ý khi sử dụng trà hoa cúc là hãy kiểm tra kỹ xem bạn có dị ứng với các hợp chất của loại thảo mộc này hay không. Nếu khi dùng trà mà xuất hiện các nốt phát ban, mẩn đỏ trên da mà trước đó không xuất hiện thì bạn hãy tạm dừng loại thảo mộc này. Có thể cơ thể bạn đang bị dị ứng với nó.

  • Gây rối loạn tiêu hóa ở người cao tuổi

Người cao tuổi thường có hệ tiêu hoá khá kém, do chứa nhiều hợp chất nên trà hoa cúc dễ gây quá tải cho người cao tuổi. Chỉ nên dùng cách ngày để bổ sung chất và không nên dùng hằng ngày.

Rối loạn tiêu hoá

  • Làm cho huyết áp không ổn định

Trà hoa cúc cam thảo có tác dụng làm giảm huyết áp và phù hợp với ai hay bị huyết áp cao. Ngược lại, nếu bạn hay bị giảm huyết áp hay huyết áp thấp, bạn nên sử dụng các loại thảo dược khác phù hợp hơn.

  • Giảm tác dụng của một số loại thuốc

Vì vốn trà hoa cúc đã có tác dụng giảm ức chế hệ thần kinh nên khi sử dụng với các chất giảm đau hoặc chống khuẩn, thảo mộc có thể giảm chức năng của các loại thuốc này.

6.Trà hoa cúc mua ở đâu tại TP. HCM và Hà Nội?

Trà hoa cúc hiện nay đã trở nên vô cùng phổ biến, bạn có thể dễ dàng tìm thấy đa dạng các loại và trọng lượng túi trà khác nhau. Ngoài loại trà hoa cúc bình thường, bạn cũng có thể tìm được các loại kết hợp thảo mộc khác trên mạng hoặc trong các kệ siêu thị và hàng tạp hoá đồ khô. Các tiệm trà và cà phê cũng đã bày loại trà này trong menu bởi cách pha trà hoa cúc cam thảo vô cùng được yêu thích.

Tùy theo sở thích và khẩu vị bạn hãy chọn loại trà phù hợp với nhu cầu nhé.

Trà hoa cúc

7. Giá trà hoa cúc

Giá trà hiện này dao động từ 800.000 đến 2.000.000 đồng cho một kg hoa cúc khô. Tùy theo chất lượng, cách chế biến, cách trồng, vận chuyển, cách bảo quản và dược tính mà giá trà sẽ thay đổi.

Trà hoa cúc cam thảo là loại thảo dược lành tính phù hợp với mọi lứa tuổi và giới tính. Cách pha trà hoa cúc cam thảo cũng vô cùng đơn giản và tiết kiệm thời gian.

Tuy nhiên, đối với những cơ địa có hệ tiêu hoá yếu như người cao tuổi hoặc phụ nữ mang thai nên hạn chế sử dụng loại trà này. Cũng như các bạn không nên sử dụng quá 2 cốc trà một ngày để tránh các tác dụng phụ như trên bài viết.

Germany Snt hy vọng đã cung cấp những thông tin bổ ích và đầy đủ về trà hoa cúc. Giúp các bạn có thêm lựa chọn, hiểu rõ hơn về loại thảo mộc này!

-------------------------------------------------
𝐆𝐄𝐑𝐌𝐀𝐍𝐘 𝐒&𝐓 - 𝐍â𝐧𝐠 𝐓ầ𝐦 𝐍𝐠ô𝐢 𝐍𝐡à 𝐕𝐢ệ𝐭
GERMANY S&T là hệ thống bán lẻ chính hãng đồ gia dụng nội địa Đức và châu Âu với các thương hiệu như Bosch, Philips, ELO, Fissler … Với hơn 10 năm kinh nghiệm phân phối các sản phẩm từ nội địa Đức, Germany S&T ngày càng khẳng định vị thế nhà bán lẻ đồ nội địa Đức hàng đầu tại Việt Nam.

Chỉ bán sản phẩm từ nguồn xuất xứ từ thị trường "Nội Địa Đức"
Hoàn tiền 200% nếu phát hiện hàng giả, hàng nhái
Tự tin với giá tốt trên thị trường
Bảo hành 12 tháng
Đổi mới trong vòng 7 ngày với lỗi nhà sản xuất
Trung tâm bảo hành trực tiếp từ nhà phân phối
--------------------------------------------------
- Website: https://germanysnt.com  
- Hotline: 0842.463.333
- Showroom: 86 Mễ Trì Hạ, Phường Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Thông tin tại Đức:
- Hotline: +4915750620198
- Địa chỉ: Charlottenstraße 2, 10315 Berlin, Germany.
- Trung tâm bảo hành trực tiếp từ nhà phân phối

Nội dung bài viết
Thu gọn